Hàng chính ngạch là gì

Chính Ngạch Là Gì? Thủ Tục Nhập Khẩu – Xuất Khẩu Chính Ngạch

Trong giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa, có lẽ ai cũng đã từng nghe đến thuật ngữ “chính ngạch”.

Vậy chính ngạch là gì? Hàng chính ngạch là gì? Xuất nhập khẩu chính ngạch có các loại hình nào? Hãy cùng SV Học Viện Ngân Hàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chính Ngạch Là Gì? Hàng Chính Ngạch Là Gì?

Chính ngạch là hình thức mua bán thương mại mang tính quốc tế cao. Hình thức này không chỉ dành cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện. Bất kỳ ai cũng có thể mua bán chính ngạch, miễn là có nhu cầu, đủ điều kiện tài chính và pháp lý.

Hàng chính ngạch là hàng hóa được các công ty, doanh nghiệp trong nước ký hợp đồng thương mại với các nước đối tác để thực hiện quá trình xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, chính ngạch là hình thức nhập khẩu phù hợp nhất đối với những doanh nghiệp, tập đoàn có nhu cầu giao dịch hàng hóa quốc tế với số lượng lớn. Hình thức này sẽ đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và rõ ràng cho hàng hóa nhập khẩu.

Chính ngạch là gì

Tham khảo: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

2. Vận Chuyển Chính Ngạch Là Gì?

#Đặc điểm của vận chuyển chính ngạch là gì?

Tại cửa khẩu, hàng hóa sẽ được vận chuyển và kiểm duyệt kỹ càng về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng,.. cũng như bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng đầy đủ tất cả các loại thuế cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.

#Các loại hình nhập khẩu chính ngạch

Nhập khẩu trực tiếp

Doanh nghiệp sẽ đứng tên trực tiếp trong tờ khai tại những mục người nhập khẩu. Đồng thời phải trực tiếp thực hiện đàm phán và mua bán với nhà cung cấp tại nước ngoài.

Khi nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp phải chuẩn bị toàn bộ thủ tục nhập khẩu và chịu trách nhiệm trước tất cả rủi ro liên quan đến thông quan, thuế.

Nhập khẩu ủy thác

Doanh nghiệp thuê một đơn vị cung cấp dịch vụ nhập khẩu để làm các thủ tục hải quan. Tên trên tờ khai nhập khẩu là tên của đơn vị đó.

Hóa đơn đỏ hợp pháp của hàng hóa cùng với các chứng từ nhập khẩu liên quan sẽ do doanh nghiệp giữ. Hình thức này giúp tiết kiệm được thời gian và công sức.

3. Phân Biệt Chính Ngạch Và Tiểu Ngạch Là Gì?

*Tiểu ngạch và chính ngạch khác nhau như thế nào?

Lộ trình

Chính ngạch: vận chuyển qua các cửa khẩu, đóng các loại thuế và phí liên quan.

Tiểu ngạch: thường đi đường riêng, không chịu sự kiểm duyệt khắt khe của cơ quan hải quan nhưng vẫn đóng thuế đầy đủ. Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển bằng hình thức tiểu ngạch, các cơ quan quản lý có thể kiểm tra bất cứ lúc nào để đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa.

Giấy tờ thủ tục

– Chính ngạch: phức tạp, cần phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương.

– Tiểu ngạch: thuế thấp và thủ tục dễ dàng hơn chính ngạch rất nhiều.

Giá trị giao dịch

– Chính ngạch: không bị giới hạn về chi phí và giá trị của đơn hàng cũng như có thể chuyển bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm với số lượng không giới hạn.

– Tiểu ngạch: bị giới hạn số lượng hàng theo quy định của pháp luật.

Tham khảo: Review Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Ở Đâu Tốt

*Tiểu ngạch có phải buôn lậu không?

Tiểu ngạch không phải buôn lậu. Kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn cần xin phép, phải chịu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

– Việc xác định hình thức buôn bán tiểu ngạch không phải phụ thuộc vào phương thức vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu.

– Buôn bán theo hình thức tiểu ngạch vẫn bị đánh thuế vào giá trị giao dịch, được gọi là thuế xuất – nhập khẩu tiểu ngạch.

– Hàng hóa khi đi qua biên giới vẫn phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế, kiểm dịch, cán bộ biên phòng, xuất nhập cảnh, v.v…

Thủ tục nhập khẩu chính ngạch

4. Thủ Tục Nhập Khẩu Chính Ngạch

Bước 1: Thanh toán hóa đơn

Bước 2: Nhận thông báo hàng đến, kiểm tra chứng từ

Bước 3: Hoàn thành thủ tục khai báo hải quan.

Bước 4: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng.

Bước 5: In phiếu giao nhận hàng hóa, thanh lý và lấy hàng.

5. Thủ Tục Xuất Khẩu Chính Ngạch

Bước 1: Có công ty đại diện, tài khoản thanh toán và khai hải quan

Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng với bên xuất khẩu.

Bước 3: Chuẩn bị hàng, đơn vị vận chuyển và làm thủ tục thông quan hàng hóa.

Bước 4: Hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu.

Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu giao thương thương mại quốc tế thông qua đó cũng không ngừng tăng lên. Để hàng hóa có thể tiếp cận được những thị trường tiềm năng, sôi động cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước thì việc nắm bắt kỹ càng quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa là điều thiết yếu.

Trên đây là những thông tin Sinh Viên Học Viên Ngân Hàng cung cấp cho bạn để trả lời câu hỏi chính ngạch là gì và xuất nhập khẩu chính ngạch là gì.

Mong rằng qua bài viết, các bạn sẽ hiểu hơn về đặc điểm, các loại hình xuất nhập khẩu chính ngạch, nắm rõ được thủ tục, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch cũng như phân biệt chính xác hai hình thức được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa là tiểu ngạch và chính ngạch.

Xem thêm:

Các Hình Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

Trị Giá Hải Quan Là Gì? Cách Tính Trị Giá Hải Quan Chi Tiết

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Là Làm Gì?

Khoa kinh doanh quốc tế – Học viện ngân hàng

Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *