Hợp đồng kinh tế là gì

Hợp Đồng Kinh Tế Là Gì? Các Loại Hợp Đồng Kinh Tế

Hợp đồng kinh tế là một cụm từ không còn quá xa lạ đối với bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Tuy nhiên làm thế nào để soạn thảo một hợp đồng kinh tế đúng mẫu và có phụ lục hợp lý là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm.

Vậy hợp đồng kinh tế là gì? Có các loại hợp đồng kinh tế nào. Hãy cùng Sinh Viên Học Viện Ngân Hàng giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

1. Hợp Đồng Kinh Tế Là Gì?

Hợp đồng kinh tế là là văn bản thể hiện các giao dịch và thỏa thuận giữa các bên để thực hiện các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ, cũng như các thỏa thuận khác liên quan đến mục đích kinh doanh. Các hợp đồng kinh tế cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất

2. Các Loại Hợp Đồng Kinh Tế

Ngày nay, chúng ta thường thấy các loại hợp đồng kinh tế sau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa;

– Hợp đồng kinh tế song ngữ.

– Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh..

– Hợp đồng kinh tế xây dựng.

– Hợp đồng kinh tế thương mại.

– Hợp đồng dịch vụ;

– Hợp đồng cho các hoạt động đầu tư như hợp đồng hợp tác kinh doanh,

– Hợp đồng liên doanh liên kết;

– Hợp đồng thương mại đặc thù như: Hợp đồng thi công thiết kế nhà ở, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng…

3. Phân Biệt Hợp Đồng Kinh Tế Và Hợp Đồng Mua Bán

Cơ sở pháp lý

+ Hợp đồng kinh tế: Luật Thương mại năm 2005

+ Hợp đồng mua bán: Bộ luật dân sự năm 2015.

Chủ thể:

+ Hợp đồng kinh tế: Giữa các thương nhân; Hoặc giữa thương nhân và các bên có liên quan.

+ Hợp đồng mua bán: Người đủ 18 tuổi trở lên. Đặc biệt những người từ 15 tuổi trở lên và có đủ tài sản riêng thì có thể tự mình ký kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự của chính mình; Pháp nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Bản chất:

+ Hợp đồng kinh tế: Nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận, kiểm soát quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thương mại và các dịch vụ xúc tiến thương mại.

+ Hợp đồng mua bán: Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người.

Hình thức hợp đồng

+ Hợp đồng kinh tế: Văn bản. Ngoài ra hợp đồng thương mại có dưới dạng như fax, telex và thư điện tử cũng được xem là hình thức văn bản.

+ Hợp đồng mua bán: Văn bản; Lời nói; Hành vi cụ thể.

Thủ tục giải quyết tranh chấp

+ Hợp đồng kinh tế: Thương lượng; Trọng tài; Tòa án

+ Hợp đồng mua bán: Hòa giải, Tòa án hoặc trọng tài

4. Quy Định Về Hợp Đồng Kinh Tế Mới Nhất

Khi soạn thảo hợp đồng kinh tế cần phải căn cứ vào chủ thể và nội dung ký kết để gọi tên hợp đồng.

– Nếu hợp đồng kinh tế được soạn thảo dựa trên quy định của Luật Thương mại thì có các loại hợp đồng như sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, Hợp đồng dịch vụ, …

– Nếu hợp đồng kinh tế được soạn thảo dựa trên Bộ luật Dân sự thì có các loại hợp đồng như: Hợp đồng mua bán tài sản, Hợp đồng tặng cho tài sản, Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng thuê tài sản…

5. Nội Dung Hợp Đồng Kinh Tế

Các nội dung cần có trong hợp đồng kinh tế:

– Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện của các bên, người đứng tên đăng ký kinh doanh;

– Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng khối lượng, số lượng hoặc giá trị quy ước đã được thỏa thuận trước;

– Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của hàng hoá, sản phẩm hoặc yêu cầu kỹ thuật đối với công việc;

– Giá cả hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ;

– Quy định về Bảo hành;

– Các điều kiện về việc nghiệm thu, giao nhận;

– Phương thức thanh toán;

– Trách nhiệm các bên do vi phạm hợp đồng kinh tế;

– Thời gian có hiệu lực của hợp đồng kinh tế;

– Các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế;

– Các thỏa thuận khác.

»»» Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

6. Mẫu Hợp Đồng Kinh Tế Mới Nhất

#Mẫu hợp đồng kinh tế số 1

Mẫu hợp đồng kinh tế

Link download: Mẫu hợp đồng kinh tế

#Mẫu hợp đồng kinh tế số 2: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: …………/HĐKT

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm…… tại …………………………chúng tôi gồm có:

A/ Đại diện bên A:

– Đại diện:……………………………………………. Chức vụ: ……………………..

– Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………

– Tài khoản : ……………………………………………………………………

– Mã số thuế: …………………………………………………

– Điện thoại : …………………………………………………….

B/ Đại diện bên B:

– Đại diện: …………………………………………. Chức vụ: …………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………..

– Tài khoản : ……………………………………………………………………………………….

– Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………

– Điện thoại : ………………………………………………………………………………………

Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:

Điều I: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A đồng ý giao cho bên B nhận thi công công trình: ……………………………….., với khối lượng công việc cụ thể như sau: ……………………………………………

ĐIỀU II: ĐỊA ĐIỂM THI CÔNG:
…………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU III: TIẾN ĐỘ VÀ NGHIỆM THU CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH

– Ngày khởi công : Ngày……tháng……năm…………

– Ngày hoàn thành : Ngày……tháng……..năm ………..

Điều IV: GIÁ TRỊ VÀ HÌNH THỨC THANH QUYẾT TOÁN:

– Giá trị hợp đồng trước thuế là: …………………………….

– Thuế VAT 10%: …………………………….

– Tổng giá trị hợp đồng: ……………………………

(Bằng chữ: ……………………………………………………………………………………..)

– Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào công ty.

– Ngay sau khi bàn giao công trình đã hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Điều V: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

+ Trách nhiệm A:

– Bàn giao mặt bằng cho bên B thi công, hồ sơ thiết kế thi công.

– Cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình sửa chữa thi công công trình và giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trình.

+ Trách nhiệm bên B:

– Lập phương án thi công trên cơ sở thiết kế kỹ thuật.

– Huy động nhân lực, máy móc thi công theo phương án được duyệt, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật công trình.

– Tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Điều VI: TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG:

– Nếu bên nào thực hiện không đúng theo hợp đồng, không đúng với thoả thuận về chất lượng, tiến độ công trình, thời hạn thanh toán thì bên vi phạm phải chịu phạt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

– Nếu bên B thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng của công trình phải sửa chữa và làm lại.

– Việc vi phạm hợp đồng của các bên mà gây thiệt hại vật chất cho phía bên kia thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại giá trị thực tế.

Điều VII: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

Hợp đồng được thành lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký tên, đóng dấu)

 ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký tên, đóng dấu)

Link download: Mẫu hợp đồng kinh tế

7. Mẫu Phụ Lục Hợp Đồng Kinh Tế

Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế

8. Cách Đóng Dấu Hợp Đồng Kinh Tế

Căn cứ theo Điều 33 của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về việc đóng dấu chữ ký được quy định như sau:

– Phải đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, khi chưa có chữ ký thì không đóng dấu.

– Dấu đóng lên chữ ký phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

– Dấu đóng phải ngay ngắn, rõ ràng, đúng chiều và đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

9. Tranh Chấp Trong Hợp Đồng Kinh Tế

Tranh chấp hợp đồng kinh tế là xung đột giữa các bên trong quan hệ hợp đồng về việc thực hiện đầy đủ, không đầy đủ hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.

Đặc điểm tranh chấp hợp đồng kinh tế

– Tranh chấp hợp đồng kinh tế phát sinh từ quan hệ hợp đồng và do các bên tranh chấp quyết định

– Tranh chấp hợp đồng luôn gắn với các yếu tố vật chất hoặc tinh thần và liên quan đến lợi ích các bên tranh chấp

– Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp là các bên bình đẳng với nhau và theo thỏa thuận

Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

– Cách tốt nhất để giảm thiểu các tranh chấp hợp đồng kinh tế là không bao giờ ký các hợp đồng nhiều rủi ro. Để làm được điều này, các công ty cần sử dụng dịch vụ tư vấn của một công ty luật uy tín.

– Ngay khi tranh chấp hợp đồng phát sinh, bạn cần thuê một luật sư doanh nghiệp có kinh nghiệm để giải quyết tranh chấp liên quan. Đây là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp hợp đồng, bảo vệ tối đa quyền lợi của công ty và giảm thiểu chi phí.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hợp đồng kinh tế mà SV Học Viện Ngân Hàng muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho công việc của các bạn.

Xem thêm:

Invoice là gì? Cách soạn invoice – hóa đơn thương mại như thế nào?

Nhập Khẩu Là Gì? Các Hình Thức Nhập Khẩu Hàng Hóa Chủ Yếu

Chính Ngạch Là Gì? Thủ Tục Nhập Khẩu – Xuất Khẩu Chính Ngạch

Các Hình Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

Nhân Viên Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Là Làm Gì?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *