Nhập khẩu là gì

Nhập Khẩu Là Gì? Các Hình Thức Nhập Khẩu Hàng Hóa Chủ Yếu

Bên cạnh hoạt động xuất khẩu thì hoạt động nhập khẩu cũng là một trong những hoạt động thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia.

Vậy thì khái niệm nhập khẩu là gì và có những hình thức nhập khẩu nào? Hãy cùng Sinh Viên Học Viện Ngân Hàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Nhập Khẩu Là Gì? Những Khái Niệm Cần Biết Về Nhập Khẩu

1. Nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu là các hoạt động giao dịch về hàng hoá và dịch vụ qua đường biên giới quốc gia từ các quốc gia khác vào trong nước. Hàng nhập khẩu của nước mua hàng hóa, dịch vụ là hàng xuất khẩu của nước đã bán hàng hóa,dịch vụ đó.

Nhập khẩu là hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế bao gồm cả tổ chức bên trong và bên ngoài chứ không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ.

2. Nhập Khẩu Hàng Hóa Là Gì?

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ các quốc gia khác hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam hay còn được biết đến là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

»»»»» Review Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

3. Người nhập khẩu là gì?

Người nhập khẩu là các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa và phải chịu thuế giá trị gia tăng .

II. Các Hình Thức Nhập Khẩu Hàng Hóa

Các hình thức nhập khẩu hàng hóa phổ biến

Các hình thức nhập khẩu hàng hóa bao gồm:

1. Nhập khẩu trực tiếp

Trong hình thức này, bên mua và bên bán sẽ ký hợp đồng trực tiếp với nhau. Hai bên sẽ tự thống nhất các điều khoản và quyền lợi trong hợp đồng thương mại, không chịu sự ràng buộc từ một đơn vị trung gian nào.

Bởi ưu điểm là cách thức đơn giản, nhanh chóng nên loại hình thức này được sử dụng khá phổ biến.

Theo đó, Sau khi bên nhập khẩu cứu kỹ về thị trường, xác định được sản phẩm hay dịch vụ cần nhập. Sau khi đã tìm kiếm được đối tác phù hợp thì tiến hành ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng, bỏ vốn, chịu trách nhiệm mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…

2. Nhập khẩu ủy thác

Đối với loại hình nhập khẩu này thì ngoài sự tham gia của bên mua và bên bán thì còn có sự tham gian của một bên thứ 3 (đơn vị trung gian). Ở hình thức này thì người mua hàng đã thuê một đơn vị khác trung gian (ủy thác) để đứng ra thay họ nhập khẩu hàng hóa.

Thường thì để giúp cho việc nhập lô hàng được nhanh chóng và suôn sẻ những cá nhân hay doanh nghiệp sẽ ủy thác cho một đơn vị trung gian nhất là các doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn khi phải tự nhập hàng, do thiếu kinh nghiệm và không am hiểu về thương mại quốc tế, hoặc không đủ tư cách pháp nhân.

Trách nhiệm của bên nhận ủy thác ở đây bao gồm: cung cấp các thông tin liên quan về thị trường, về giá cả, khách hàng hay những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủy thác, những điều khoản trong ký kết hợp đồng và tiến hành các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.

Trong hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu không phải bỏ vốn, cũng không cần phải xin hạn ngạch hay tìm kiếm đối tác, giá cả… mà sẽ nhận được phí dịch vụ từ bên ủy thác.

3. Buôn bán đối lưu

Hoạt động buôn bán đối lưu hay còn gọi là nhập khẩu hàng đổi hàng, đây là hoạt động được thực hiện song song với hoạt động xuất khẩu.

Hình thức này không dùng tiền tệ để trao đổi mà dùng hàng hóa làm phương tiện trao đổi. Các hàng hóa dùng để nhập – xuất sẽ có giá trị tương đương với nhau.

4. Tạm nhập tái xuất

Đối với hình thức tạm nhập tái xuất thì hàng hóa được đưa vào Việt Nam nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước thứ 3 nhằm thu được lợi nhuận.

Tạm nhập tái xuất là hoạt động bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, mục đích của hoạt động này là để thu ngoại tệ.

5. Nhập khẩu gia công

Đối với hình thức nhập khẩu gia công, bên nhận gia công sẽ tiến hành nhập nguyên liệu từ bên xuất khẩu về để sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng giữa hai bên sau đó lại đưa sản phẩm đã gia công sang nước đó.

Xét về cả tính chất, hình thức thì nhập khẩu gia công và xuất khẩu gia công là giống nhau bởi cả hai đều có chung mục đích đều là gia công theo yêu cầu của các nước khác.

III. Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa

Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương

Hai bên sau khi thực hiện thương thảo và đàm phán các nội dung trong hợp đồng thì tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương.

Một trong số những điều khoản chính trong hợp đồng như sau:

– Các nội dung liên quan đến mô tả hàng hóa: Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, đơn giá, …

– Quy cách đóng gói, dán nhãn

– Điều kiện bảo hành đối với hàng hóa

– Các vấn đề liên quan thanh toán như thời hạn, phương thức thanh toán…

– Quy định về điều kiện giao hàng (Điều kiện Incoterms: CIF, FOB, EXW…),

– Thời gian, địa điểm giao hàng cụ thể, …

– Điều kiện yêu cầu về các giấy tờ đi kèm như: C/O – chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các nước được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, Phyto, Health, chứng nhận về số lượng, về chất lượng….

– Các điều kiện về loại bảo hiểm hàng hóa và chi trả chi phí mua bảo hiểm

– Các điều khoản về khiếu nại và giải quyết tranh chấp

Bước 2: Thuê vận chuyển

Trường hợp bạn ký kết hợp đồng theo điều kiện nhóm C hoặc D thì bạn sẽ không cần phải book cước vận chuyển hàng hóa, mà ở đây nhà xuất khẩu sẽ phải phụ trách nghiệp vụ thuê vận chuyển.

Trường hợp theo điều kiện FOB, bạn sẽ tự chi trả phí vận tải biển & mua bảo hiểm cho hàng hóa đó.

Trường hợp bạn ký hợp đồng theo điều kiện nhóm E hoặc F thì bạn sẽ phải phụ trách vấn đề cước vận tải và thuê tàu. Bạn sẽ phải tìm một đơn vị để vận chuyển lô hàng của bạn về Việt Nam.

Lưu ý: Để tránh sửa chữa khi phát hành tốn thêm chi phí, thời gian và công sức, ảnh hưởng đến tiến độ làm thủ tục hải quan bạn cần yêu cầu gửi Bill nháp cho bạn kiểm tra kỹ các thông tin trước khi phát hành chính thức. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra trước các thông tin trên các chứng từ khác như Invoice, Packing list, C/O nháp xem coi nó có khớp thông tin với hợp đồng không.

Bước 3: Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu

Nếu đây là lần đầu bạn làm nhập khẩu thì bạn cần đăng ký thông tin với cơ quan Hải quan.

1. Đăng ký chữ ký số và tài khoản VNACCS với Tổng cục Hải quan

2. Chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Bộ chứng từ thường sẽ bao gồm những chứng từ sau:

– 03 bản chính bộ vận tải đơn (Bill of Lading)

– 03 bản chính cho hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– 03 bản chính đối với bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List)

– Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin)

– Bên cạnh đó có thể có thêm một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch … nếu có.

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất

IV. Mở Tờ Khai Và Nộp Hồ Sơ Hải Quan

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, bạn tiến hành khai báo thông tin trên phần mềm.

Sau khi đã truyền được tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để đem tới chi cục hải quan.

Bộ chứng từ nhiều hay ít là phụ thuộc kết quả truyền tờ khai là vào Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ. Sẽ có 3 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Tờ khai được phân loại luồng xanh

Ngay sau khi bạn nộp thuế XNK hàng hóa của bạn sẽ được thông quan mà không cần nộp bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra.

Trường hợp 2: Tờ khai được phân loại luồng Vàng

Trong trường hợp này bạn sẽ phải nộp bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, không có nghi ngờ gì thì sau khi nộp thuế XNK hàng hóa của bạn sẽ được thông quan

Trường hợp 3: Tờ khai được phân luồng Đỏ

Trường hợp này bạn sẽ phải nộp bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra đồng thời bạn cũng phải khui hàng tại cảng hoặc sân bay hoặc kho hàng để cho hải quan kiểm tra. Hàng của bạn có thể bị kiểm 100% hay 10%, 5% tùy thuộc vào từng mức độ.Sau khi kiểm tra hàng hóa xong, nếu đúng như khai báo và bạn đã nộp thuế XNK thì hàng của bạn sẽ được thông quan.

Bước 4: Chuyển hàng về kho

Sau khi thủ tục hải quan nhập khẩu được làm xong, việc bạn cần làm tiếp theo là chỉ cần bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng hóa về kho của mình. Nhà xe sẽ có trách nhiệm vào cảng hoặc kho CFS để hoàn thành nốt thủ tục hải quan tại kho bãi, rồi lấy hàng chở về địa điểm đích cho bạn..

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *