Freight Collect

Freight Collect Là Gì? Phân Biệt Với Freight Prepaid Là Gì?

Nếu bạn là người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hẳn đã quá quen với hai cụm từ “Freight Collect”“Freight Prepaid”. Tuy nhiên, vẫn có không ít người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn tất cả giải đáp thông tin về Freight Collect là gì, Freight Prepaid là gì, mục đích, điều khoản áp dụng và cách để phân biệt Freight Collect và Freight Prepaid, hãy cùng Sinh viên học viện Ngân Hàng theo dõi nhé.

1. Freight Collect là gì

Freight Collect được dùng để chỉ loại cước tàu mà người mua sẽ là người thanh toán tại cảng đến. Thông thường, chúng ta sẽ thấy Freight Collect xuất hiện nhiều trong các hợp đồng EXW, FOB và làm hàng chỉ định.

Người chịu trách nhiệm thu cước tàu là những đại lý của forwarder tại cảng đến (hay cảng dỡ hàng).

Bạn có thể tưởng tượng cước Freight Collect giống như việc bạn sử dụng thuê bao trả sau của điện thoại vậy.

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất

2. Cước Collect là gì? Mục đích của cước Collect

Mục đích của cước Freight Collect là để tránh rủi ro cho hãng tàu, loại bỏ tình trạng bị nợ cước mà không đòi được.

  • Trường hợp người xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê tàu thì hãng tàu thu cước trước và người nhập khẩu chỉ cần xuất giấy tờ hợp lệ là có thể lấy hàng.
  • Trường hợp người nhập khẩu chịu trách nhiệm thuê tàu thì hãng tàu có thể thu cước sau, hàng cập cảng đến thì người nhập khẩu sẽ phải tiến hành thanh toán tiền cước mới có thể lấy hàng.

3. Phân biệt Freight Prepaid và Freight Collect

Dù là Freight Collect hay Freight Prepaid thì local charges (phí địa phương) đều phải được thanh toán tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng:

  • Shipper (người gửi) sẽ là người thanh toán cước phí tại cảng xếp hàng cho hãng tàu
  • Consignee (người nhận) sẽ là người thanh toán local charges tại cảng dỡ hàng cho hãng tàu

Sự khác nhau giữa Freight Collect và Freight Prepaid

Freight Collect

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Freight Collect và Freight Prepaid đó là vị trí trả cước tàu. Theo đó, cước Collect đòi hỏi bạn phải làm House bill, còn đối với cước Prepaid thì bạn có thể làm Master bill hay House bill đều được.

Bằng cách phân tích nghĩa của mỗi từ, chúng ta thấy Freight nghĩa phí vận chuyển, cước tàu, cước hàng không. Prepaid có nghĩa là trả trước. Collect có nghĩa thu thập, thu lại.

Như vậy, Freight Prepaid nghĩa là thanh toán trước phí vận chuyển. Còn Freight Collect nghĩa là thanh toán phí vận chuyển sau.

Freight Prepaid và Freight Collect cũng liên quan đến Incoterms (các điều khoản và điều kiện thương mại quy định ai sẽ là người trả phí vận chuyển theo điều kiện thỏa thuận giữa bên bán và bên mua). Tùy vào từng điều kiện mà cước phí sẽ do người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu thanh toán.

Thông thường, nếu điều kiện mua hàng thuộc nhóm C, D thì trên B/L ghi là Freight Prepaid, và ngược lại điều kiện mua hàng thuộc nhóm E, F thì trên B/L ghi là Freight Collect.

Như vậy, có thể thấy Freight prepaid là thỏa thuận trong trường hợp các điều khoản như CIF, CFR, DDU và DDP, trong khi Freight collect được áp dụng trong trường hợp điều khoản EXW và FOB.

Lưu ý: Tuy nhiên, trên thực tế khi bạn nhìn vào Freight Collect và Freight Prepaid trên B/L, không nên xác định nó thuộc điều kiện thuộc nhóm nào, bởi trong một số trường hợp người mua sẽ nhờ người bán thanh toán cước phí trước, sau đó người mua sẽ trả lại tiền thanh toán sau.

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

4. Freight Prepaid là gì? Freight Prepaid áp dụng với quy tắc nào?

Freight Prepaid có thể hiểu là cước phí mà Shipper phải trả tại cảng dỡ hàng, cũng có nghĩa là hàng chỉ được đưa lên tàu khi Shipper thanh toán hết tiền cước (hãng tàu sẽ không chấp nhận công nợ). Loại cước Prepaid này thường được sử dụng trong các hợp đồng CIF, hãng tàu thường gọi là hàng freehand.

Để đơn giản hơn thì bạn có thể hiểu nó tương tự như việc chúng ta dùng điện thoại trả trước (Prepaid) hay loại thẻ Visa Prepaid (bạn sẽ nạp tiền vào trước và sử dụng trong phạm vi số dư còn lại trong thẻ).

Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều hãng vận chuyển chấp nhận cho khách hàng nợ công. Bởi vì lĩnh vực giao nhận hàng hóa hiện nay có mức độ cạnh tranh rất cao, các đơn vị cần phải nới lỏng quy định hơn để thu hút khách hàng.

Theo đó, mặc dù hàng hóa của bạn áp dụng cước Prepaid nhưng vẫn có thể khi tàu cập cảng đích bạn mới phải thanh toán cước tàu. Và tất nhiên người chịu rủi ro ở đây chính là công ty vận chuyển, đặc biệt đối với những mặt hàng cần bảo quản trong nhiệt trong đặc biệt.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin liên quan đến Freight Collect và Freight Prepaid.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết chính xác Freight Collect là gì, Freight Prepaid là gì, mục đích sử dụng của chúng, các điều khoản Incoterm đi kèm và cách phân biệt giữa Freight Collect với Freight Prepaid.

Như vậy có thể thấy, việc hiểu đúng về các khái niệm trong xuất nhập khẩu và logistics là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp bạn chủ động hơn trong công việc của mình, mọi giao dịch cũng trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *